Tư vấn cách chăm sóc chó con mới tách mẹ dành cho người mới nuôi

Cách chăm sóc chó con mới tách mẹ đảm bảo an toàn, hiệu quả

Tư vấn cách chăm sóc chó con mới tách mẹ dành cho người mới nuôi

Chó con mới sinh vẫn còn yếu ớt, sức khỏe cần được chăm sóc đặc biệt. Ở giai đoạn này, cún con chỉ có thể bú sữa mẹ rồi đến bước cai sữa và tách mẹ từ từ. Do đó, bạn cần biết cách chăm sóc chó con mới tách mẹ, tránh để boss bỡ ngỡ. Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng an toàn, khỏe mạnh.

Chó con mới tách mẹ cần được chăm sóc theo chế độ đặc biệt
Chó con mới tách mẹ cần được chăm sóc theo chế độ đặc biệt

Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của chó con

Chó con mới tách mẹ không khác gì một đứa trẻ cần được quan tâm, yêu thương và chăm sóc đặc biệt. Chỉ một sai lầm nhỏ trong quá trình chăm sóc không những khiến boss còi cọc, suy dinh dưỡng mà còn nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy khi chó con của bạn đã tới thời điểm cần tách mẹ, bạn nên chú ý những yếu tố nguy cơ sau đây:

Chó dễ bị trầm cảm, bỏ ăn

Có những chú chó cảm thấy bình thường, nhanh chóng thích nghi ngay với việc tách khỏi mẹ và đàn. Thế nhưng, cũng có cún con bị sốc, không chấp nhận điều này rất dễ mắc phải chứng trầm cảm.

Chó con sẽ bỏ ăn, bỏ uống, tìm chỗ kín đáo để ẩn nấp, trốn khỏi sự kiểm soát của con người. Để tránh làm chúng bị sốc nặng hơn, tốt nhất bạn nên từ từ tiếp cận và cho chó mẹ gần gũi con với tần suất vừa phải. Sau đó mới tách mẹ dần dần, khi chó con đã quen với cảm giác sống mà không có chó mẹ.

Một số bệnh chó con dễ mắc phải

Bất kể chú chó nào ngay khi tách mẹ, không được bú sữa mẹ rất dễ mắc các bệnh thường gặp như: Viêm gan truyền nhiễm, Pravo, Care, Coronavirus, Leptospira,…Vì vậy, bạn cần đưa cún cưng tới bác sĩ thú y khi cần thiết.

Chó con dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Chó con dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Đặc biệt, bạn cũng nên chú ý tẩy giun cho chó con từ sớm và theo định kỳ mỗi tháng. Đối với chó con từ 6 tháng tuổi trở xuống nên tẩy mỗi tháng/lần. Với chó trên 6 tháng thì nên áp dụng định kỳ 3 – 4 tháng tẩy giun một lần cho tới khi cún được 1 tuổi.

Môi trường sống xung quanh

Khi sống cùng chó mẹ, chó con thường được ủ ấm nên khi tách khỏi mẹ chúng cần được chăm sóc cơ thể đặc biệt. Môi trường sống xung quanh cũng chính là nguyên nhân khiến chó con yếu ớt, mắc nhiều bệnh phổ biến ở chó.

Dù bạn nuôi chó ở không gian rộng rãi hay căn hộ, chung cơ diện tích nhỏ càng cần phải sắp xếp khu vực riêng phù hợp cho cún cưng. Ưu tiên không gian kín đáo, sạch sẽ làm nơi để boss nghỉ ngơi, chơi đùa và sinh hoạt hàng ngày.

Thời điểm chó con cần được tách mẹ

Trước khi áp dụng những cách chăm sóc chó con mới tách mẹ, người nuôi cún cần chọn đúng thời điểm tách boss ra khỏi chó mẹ. Thông thường, chó con được 3 – 4 tuần tuổi, có thể bắt đầu chuyển sang giai đoạn cai sữa.

Quá trình cai sữa cho chó con diễn ra từ tuần thứ 3 cho đến tuần thứ 10. Ngay khi thấy cún con chập chững những bước đi đầu đời cũng là lúc bạn có thể cai sữa cho bé. Mặc dù lúc này cún con vẫn còn “lưu luyến” với mẹ nhưng bạn cần tìm cách tách chúng dần dần.

Cai sữa được 7 tuần, chó con có thể tách mẹ và tách đàn hoàn toàn. Như vậy, những chú chó con từ lúc mới sinh cho tới khi tròn 2 tháng tuổi là thời gian lý tưởng để tách mẹ. Tùy vào sức khỏe, thể chất của mỗi chú cún mà bạn chọn lựa thời điểm phù hợp, tránh làm boss hoang mang.

Sau khi tách mẹ, việc sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của cún con cần được thay đổi. Lúc này, cún cưng của bạn rất cần sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của “con sen”. Vậy bạn nên chăm sóc chó con mới tách mẹ như thế nào để boss phát triển khỏe mạnh?

Xem ngay: Kinh nghiệm nuôi chó khỏe mạnh cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc chó con mới tách mẹ

Khi xác định được thời gian và bắt đầu tách chó con ra khỏi mẹ, bạn cần chú ý tới bé thường xuyên. Việc chăm sóc chó con mới tách mẹ vốn rất đơn giản, không khó như bạn lầm tưởng. Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện chu đáo, đảm bảo boss cảm thấy thoải mái, không lo lắng khi rời xa vòng tay mẹ.

Cách chăm sóc chó con mới tách mẹ đảm bảo an toàn, hiệu quả
Cách chăm sóc chó con mới tách mẹ đảm bảo an toàn, hiệu quả

Chế độ ăn uống cho chó con mới tách mẹ

Do tách khỏi mẹ, chó con sẽ không được bú sữa nữa nên bạn cần lên kế hoạch, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học dành cho boss. Dinh dưỡng đủ chất là cách đảm bảo sức khỏe, giúp chó con phát triển khỏe mạnh cũng như hình thành thói quen tốt.

Giai đoạn này, bạn có thể tập cho chó con ăn thức ăn nấu mềm, nhuyễn và dễ tiêu hóa. Kết hợp với thức ăn hạt dạng khô chuyên dụng dành riêng cho chó con từ 4 tuần tuổi trở đi.

Mỗi ngày bạn nên cho cún cưng ăn thành nhiều, gồm 3 bữa chính và bữa phụ xen kẽ. Các bữa cần cung cấp đầy đủ chất xơ, đạm, béo, nguồn năng lượng thiết yếu cho boss hoạt động tích cực, lanh lợi. Bên cạnh đó, giai đoạn này chó con cũng có thể ăn thực phẩm giàu canxi: Cá, trứng, sữa cho chó,…

Chế độ sinh hoạt, vận động

Chó con sau khi ăn no cần được nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Bạn không nên bắt boss vận động ngay sau khi ăn, điều này dễ khiến dạ dày bị ảnh hưởng. Trong quá trình chăm sóc chó con mới tách mẹ, bạn sẽ thấy boss rất nghịch ngợm. Cún cưng thích lục lọi đồ đạc, cào cấu và mài răng lên bất kỳ đồ vật nào trong nhà.

Thay vì quát mắng, bạn nên huấn luyện cún cưng những thói quen tốt và tập từ từ cho boss quen dần. Một điều nữa là bạn cần chăm đưa boss đi dạo, vận động thường xuyên thay vì để chúng nằm lì một chỗ. Việc này giúp chó con quen dần với việc rời xa chó mẹ, ít tiếp xúc và hình thành thói quen độc lập.

Nơi sinh hoạt, vệ sinh dành cho chó con

Một trong những cách chăm sóc chó con mới tách mẹ không thể bỏ qua chính là sắp xếp nơi sinh hoạt, chỗ vệ sinh hàng ngày cho cún cưng. Bạn cần lựa một góc sạch sẽ, thoáng mát để làm khu vực chung cho boss vui chơi, nghỉ ngơi.

Chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát làm khu vực sinh hoạt chung cho chó con
Chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát làm khu vực sinh hoạt chung cho chó con

Chó con sinh sống ở nơi sạch sẽ thường ít mắc bệnh vặt, cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn khay vệ sinh kèm cát phù hợp với nhu cầu tiểu tiện của cún cưng.  Đặc biệt, chó con khi được 3 tháng tuổi trở đi hoàn toàn có thể tắm rửa. Đây là lúc bạn cần tham khảo, tìm mua sữa tắm dành cho chó để vệ sinh, tắm táp cho boss sạch sẽ, thơm tho cả ngày.

Đưa chó con đi tiêm phòng đầy đủ

Ngay khi cún con được 2 tháng tuổi, người nuôi chó cần đưa chúng tới thú y để bác sĩ kiểm tra và tiêm phòng các mũi cần thiết. Nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, giúp boss khỏe mạnh, ít mắc bệnh nguy hiểm.

Để chăm sóc chó con mới tách mẹ bạn cũng đừng quên tẩy giun, diệt ký sinh trùng, ve rận định kỳ cho cún con. Ngay khi thấy boss mắc bệnh ngoài da, tốt nhất bạn không nên tùy tiện điều trị tại nhà, nên chữa trị theo chỉ định của bác sĩ vừa an toàn vừa hiệu quả.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó con mới tách mẹ

Để có cách chăm sóc chó con mới tách mẹ đạt được hiệu quả cao, chủ nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:

Chọn lọc nguồn thức ăn thật kỹ

Hệ tiêu hóa của cún con vốn yếu ớt, dễ bị tác động bởi nguồn thức ăn từ bên ngoài. Vì vậy, bạn không nên cho boss ăn uống tùy tiện mà cần chọn lọc thật kỹ.

Nguồn thức ăn cho chó con cần được chọn lọc thật kỹ
Nguồn thức ăn cho chó con cần được chọn lọc thật kỹ

Các bữa ăn chính, phụ nên sử dụng thực phẩm tươi sống được sơ chế và nấu thật kỹ. Ví dụ như: Thịt gà luộc xé nhỏ, cá nục hấp, cháo trộn rau củ,…Kết hợp kèm pate và thức ăn khô nhằm bổ sung thêm nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cún cưng.

Lưu ý: Bạn không nên để chó con ăn các loại xương động vật hay đồ quá khô, cứng vì chúng dễ gây hóc, thậm chí gây thủng ruột, nguy hiểm tới cún con.

Giữ nơi ở cho chó con ở mức ổn định

Nguyên tắc cần lưu ý kỹ khi chăm sóc chó con mới tách mẹ chính là giữ không gian sinh hoạt ở mức nhiệt độ ổn định. Tránh để cún cưng phải chịu sự thay đổi nhiệt độ quá cao hay quá thấp, dễ khiến chúng mắc các bệnh về hô hấp.

Đối với chó con tách khỏi mẹ vẫn còn yếu thì nên cho chúng nằm trong lò sưởi, đệm ấm để duy trì nhiệt độ. Cách này giúp chó con trở nên cứng cáp, phát triển thể chất khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi nhiệt của của cún cưng thường xuyên, nhằm sớm phát hiện sự bất thường. Tuyệt đối không để chó con ngủ ở gần nơi có nguồn nhiệt nóng hay không gian ẩm thấp, không tốt cho sức khỏe về sau.

Check our bestsellers!

Vệ sinh nơi ở cho chó con sạch sẽ

Quan trọng hơn, người nuôi chó con mới tách mẹ nên chú ý dọn dẹp vệ sinh nơi ở của boss đều đặn. Khu vực sinh hoạt chung, khay vệ sinh cần được giữ khô thoáng, khử mùi và diệt khuẩn sạch sẽ.

Chỗ sinh hoạt của chó con cần giữ sạch sẽ
Chỗ sinh hoạt của chó con cần giữ sạch sẽ

Bạn cần chọn loại cát vệ sinh có mùi hương hoặc không mùi tùy vào sở thích của boss. Đảm bảo tạo cho chó có thói quen đi vệ sinh đúng nơi đúng chốn, không đi bậy ra nhà, ảnh hưởng tới khu sinh hoạt chung của gia đình.

Như vậy, mỗi chú chó trước và sau khi tách mẹ cần được quan tâm, chăm sóc kỹ càng. Từ chế độ ăn uống, nơi ngủ, chỗ đi vệ sinh cho tới tiêm phòng, bảo vệ sức khỏe cần được áp dụng tùy theo tình trạng, sức khỏe của cún cưng.

Trên đây là cách chăm sóc chó con mới tách mẹ vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm kinh nghiệm để nuôi cún con sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, ít mắc các bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần giải đáp thì hãy liên hệ với VINPETCOM để được hỗ trợ nhanh chóng.

Chia sẻ: Mách bạn những loại xương cho chó nên mua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *