Kinh nghiệm nuôi chó khỏe mạnh cho người mới bắt đầu

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chó

Kinh nghiệm nuôi chó khỏe mạnh cho người mới bắt đầu

Chó là loài động vật trung thành, được mọi người vô cùng yêu quý. Hiện nay, nuôi chó đang trở thành xu hướng rất nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là các bạn trẻ. Để chó có thể khỏe mạnh, phát triển bình thường, người nuôi cần phải có kiến thức, hiểu rõ về một số đặc điểm của giống động vật thông minh này. Kinh  nghiệm nuôi chó sẽ là những thông tin hữu ích, quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Khi chó mới được đưa về nhà

Đối với những người mới bắt đầu nuôi chó, đây sẽ là quá trình khá khó khăn. Tuy nhiên, khi đã làm quen với mọi thứ bạn sẽ thấy được sự thích thú và tuyệt vời chứa đựng trong đó. Nuôi chó không chỉ là thú vui mà chúng sẽ trở thành những người bạn đáng yêu và trung thành nhất.

Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho chó

Trước khi mua chó, bạn cần lựa chọn đơn vị cung cấp chó uy tín, chất lượng. Chỉ nên chọn chó có nguồn gốc, thông tin rõ ràng. Ưu tiên những con chó thông minh, khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Khi nuôi chó con, bạn nên lựa chọn chó trên 2 tháng tuổi, đã tách mẹ và biết ăn dặm. Chúng sẽ có thể thích nghi tốt hơn với môi trường mới. Trong độ tuổi này, chó mới bắt đầu học hỏi, khám phá xung quanh. Khi mua về bạn có thể dễ dàng huấn luyện định hình tính cách cho nó.

Sau khi lựa chọn được chó con phù hợp, bạn nên đưa chúng đi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Việc kiểm tra sức khỏe ban đầu sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn. Đồng thời, có thể sớm phát hiện những bệnh lý. Bên cạnh đó, thông qua việc kiểm tra bác sĩ sẽ truyền đạt cho bạn một số kinh nghiệm nuôi chó hữu ích. Thông báo thời gian tiêm chủng và các vấn đề liên quan khác.

Tiến hành kiểm tra sức khỏe khi chó mới đưa về
Tiến hành kiểm tra sức khỏe khi chó mới đưa về

Chuẩn bị chỗ ở thoáng mát

Chỗ ở cũng là yếu tố quan trọng quyết định tới sức khỏe và sự phát triển của chó. Chó cần có chỗ ở thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ. Đối với thời tiết mùa đông lạnh, bạn cần chuẩn bị thêm chăn ấm để cho chúng nằm ngủ. Tránh bị nhiễm lạnh, ho, tiêu chảy, nôn mửa,…

Đặc biệt, vào mùa đông, bạn không được đặt chỗ ngủ tại vị trí gần cửa sổ, ban công tránh gió lạnh lùa vào khiến cho bị ốm. Vật dụng như chăn bông, đệm lót cần được thay sạch thường xuyên.

Chuẩn bị nơi ở thông thoáng, ấm áp
Chuẩn bị nơi ở thông thoáng, ấm áp

Kinh nghiệm nuôi chó khi lựa chọn thức ăn

Chó không phải là động vật kén ăn. Trong quá trình nuôi bạn cũng không cần cho chúng ăn thức ăn ngon, hảo hạng. Theo kinh nghiệm nuôi chó của chúng tôi, bạn chỉ cần cho chó ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ bữa trong một ngày.

Thức ăn cho chó cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng

Đối với từng giai đoạn, chó sẽ cần có lượng khẩu phần ăn cũng như lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Khi cho chó ăn, bạn nên cho chúng ăn vừa phải không được quá no hoặc quá đói. Trong một khẩu phần ăn, bạn cần đảm bảo chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, tinh bột, đạm, chất béo và vitamin.

Chó con khi bạn cho ăn nên cân đối lượng thức ăn phù hợp. Bởi trong giai đoạn này, bạn cho chúng ăn bao nhiêu chúng đều sẽ ăn hết bấy nhiêu. Nếu ăn quá no sẽ gây nên một số tác động xấu tới hệ tiêu hóa còn non nớt của chó con.

Hơn nữa, chó con rất thích gặm cắn các đồ vật. Bạn nên để các vật dụng như giày, dép, đồ chơi lên kệ cao. Thay vào đó hãy mau nhiều loại xương canxi, đồ chơi dành riêng cho thú cưng tại đơn vị vinpet.net để tạo nên một cuộc sống lành mạnh cho chúng.

Tại Vinpet.com.vn  còn cung cấp đầy đủ các loại thức ăn cho chó có dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chó. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho “người bạn” của mình loại thức ăn phù hợp.

Check our bestsellers!

Các bữa ăn được phân chia khoa học

Các bữa ăn của chó cần được điều chỉnh một cách cân đối khoa học. Tập thói quen ăn uống đúng bữa cho chó từ lúc nhỏ. Đối với chó con, lượng thức ăn cung cấp cho chúng có thể ít đi nhưng cần đảm bảo giàu chất dinh dưỡng. Đảm bảo quá trình phát triển tốt nhất cho chúng.

  • Đối với chó dưới 2 tháng tuổi, bạn nên cho chúng ăn mỗi ngày khoảng 6 lần. Mỗi lần cách nhau tầm 3 tiếng. Lượng thức ăn vừa phải.
  • Chó con từ 2 tháng đến 4 tháng tuổi: Bữa ăn giảm đi còn 5 lần/ngày. Thời gian cách nhau tầm 4 tiếng. Lượng thức ăn tăng dần lên.
  • Chó từ 4 tháng đến 6 tháng: Số lần cho ăn giảm xuống 4 lần/ngày.
  • Chó từ 6 tháng đến 10 tháng: Cho chó ăn 3 lần/ngày.
  • Chó từ 10 tháng trở lên: Cho chó ăn 2 lần/ ngày. Kết hợp với các loại đồ ăn vặt chúng yêu thích.

Theo kinh nghiệm nuôi chó, thức ăn dành cho chó tốt nhất là đồ khô. Bạn cũng có thể bổ sung thêm dăm bông, pate hoặc nước sốt để kích thích và giúp chó dễ ăn hơn. Đối với chó con, bạn có thể bổ sung thêm thịt bò, thịt lợn sống tươi.

Sau khi chó ăn xong, cần chuẩn bị nước sạch cho chúng uống. Thả chó tự do đi lại, hoạt động chạy nhảy để kích thích tiêu hóa. Các đồ dùng sử dụng trong ăn uống luôn phải đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh.

Lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chó
Lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chó

Một số loại thức ăn không dành cho chó

Trong kinh nghiệm nuôi chó, không phải loại thức ăn nào chó cũng có thể ăn được. Những loại thức ăn này không chỉ tác động xấu tới sức khỏe, sự phát triển của chúng mà thậm chí còn là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của chó.

  • Thức ăn quá cay, lạnh. Trong thức ăn của chúng không được chứa sốt cay, hạt tiêu,…
  • Hạn chế cho chó ăn mì, đậu, bánh mỳ,…
  • Tuyệt đối không cho chó con ăn thịt mỡ, cừu, trứng gà sống,…
  • Khi thức ăn đã ôi thiu hay hết hạn sử dụng bạn bắt buộc phải đổ đi và không được thử cho chó ăn vì tiếc.
  • Socola là kẻ thù của chó. Bạn tuyệt đối không được cho chó ăn socola nếu không muốn chúng mắc bệnh nguy hiểm.
  • Chó thích gặm xương nhưng bạn nên hạn chế cho chúng ăn loại thực phẩm này. Xương sẽ gây nên tình trạng táo bón, khó tiêu ở chó. Đặc biệt, những mảnh xương nhỏ có thể gây nên tổn thương đường ruột ở chó.

Khi bạn muốn thay thức ăn mới cho chó, nên tiến hành từ từ. Mỗi ngày hãy bỏ thêm một phần thức ăn mới và bớt dần đi lượng thức ăn cũ. Cho đến khi chó đã quen với thức ăn mới thì lúc này cắt bỏ hoàn toàn thức ăn cũ. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến đường ruột cũng như thói quen ăn uống của chúng.

Hạn chế cho chó ăn bánh ngọt
Hạn chế cho chó ăn bánh ngọt

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chó

Một trong những vấn đề quan trọng mà những người có kinh nghiệm nuôi chó lâu năm luôn đề cập tới chính là kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chó. Chó cũng giống như người, trong quá trình phát triển sẽ rất dễ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt tại thời điểm chó đã lớn tuổi.

Chó sẽ rất dễ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm như Carre, bệnh hô hấp, phó cúm,… một khi mắc phải sẽ rất khó điều trị. Số tiền điều trị sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc tiêm phòng. Chính vì vậy, bạn cần đưa cho đi tiêm phòng đầy đủ. Vacxin phòng chó sẽ có các mũi phòng 3 bệnh và 7 bệnh. Các mũi này chỉ cần tiêm duy nhất một lần trong suốt cuộc đời của chó.

Đối với các bệnh dại, bạn cần thực hiện tiêm lặp lại mỗi năm một mũi. Ngoài ra, quy trình tẩy giun cho chó cũng cần được thực hiện thường xuyên.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chó
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chó

Vệ sinh sạch sẽ cho chó trong quá trình nuôi

Chó là loài động vật rất dễ mắc bệnh cảm cúm, ve ghẻ, bọ chét ký sinh,… nếu không được chăm sóc vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận. Bởi vậy, khi nuôi chó, bạn cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho chó bằng cách thường xuyên tắm rửa, cắt tỉa lông, móng chân,…

Đánh răng thường xuyên

Hàm răng của chó là nơi tiếp nhận trực tiếp các loại thức ăn và chứa rất nhiều vi khuẩn. Mặc dù, chó không bị sâu răng nhưng các vi khuẩn tích tụ sẽ rất dễ gây nên các bệnh về răng miệng cho cho. Từ mầm bệnh này sẽ gây nên một số bệnh lý khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thú cưng.

Bên cạnh đó, răng của chó cũng sẽ vàng đi khi không được chăm sóc cẩn thận. Chó còn có thể xuất hiện tình trạng rung răng sớm nếu chân răng bị yếu đi. Chính vì vậy, việc đánh răng thường xuyên sẽ giữ cho chó có hàm răng trắng sáng, chắc khỏe cùng hơi thở thơm mát. Một kinh nghiệm nuôi chó, khi thực hiện quá trình đánh răng, bạn cần đảm bảo sử dụng loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp.

Đánh răng cho chó thường xuyên
Đánh răng cho chó thường xuyên

Cắt tỉa lông, móng chân định kỳ

Mỗi một giống chó sẽ có bộ lông với độ dày mỏng khác nhau. Cũng giống như da người, lông chó cũng có sự đa dạng về màu sắc. Lông chó đóng vai trò quan trọng trong việc làm đẹp cũng như bảo vệ chúng khỏi những tác động xấu từ ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng cũng chính là nguyên nhân gây bệnh. Vào những ngày thời tiết ẩm, mưa gió lông chó sẽ tạo nên môi trường lý tưởng để các vi khuẩn nấm sinh sôi gây bệnh cho da. Đồng thời tạo điều kiện cho ve ghẻ, bọ chét ký sinh.

Cắt tỉa lông chó đúng cách
Cắt tỉa lông chó đúng cách

Chính vì vậy, bạn cần cắt tỉa lông thường xuyên để đảm bảo chó luôn trong tình trạng khô thoáng. Quá trình tắm rửa cho chó cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh việc cắt tỉa lông, chó cũng cần được cắt móng chân định kỳ. Móng chân chó sẽ phát triển dài ra theo thời gian. Việc cắt bỏ sẽ giúp cho chúng dễ dàng hơn trong di chuyển. Hạn chế tình trạng móng dài ra và cắm sâu vào thịt bàn chân.

Hơn nữa, lúc vui chơi, nếu móng chân chó quá dài cũng có thể gây ra vết thương cho người. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tắm rửa, cắt tỉa lông móng cho chó, hãy đến với Vinpetcom. Tại đây có đầy đủ các dịch vụ chăm sóc chó chu đáo, cẩn thận và hết sức nhiệt tình đến từ đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm.

Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi chó mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng thông qua đây bạn sẽ có được những thông tin bổ ích, phục vụ quá trình nuôi chó của mình. Nuôi chó bên cạnh các kiến thức cơ bản, bạn còn cần phải có trách nhiệm và lòng yêu thương. Chính vì vậy, hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức và dành thời gian chăm sóc chó khi bạn quyết định nuôi chúng.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *