Hướng dẫn cách huấn luyện dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ đơn giản
Thực chất chó rất thông minh, nếu như chúng ta biết cách huấn luyện thì chắc chắn rằng chúng sẽ tiếp thu được một cách nhanh chóng. Có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi là có thể dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ được hay không? Thì câu trả lời là hoàn toàn có nha. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để xem cách huấn luyện như thế nào nha.
NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Tạo môi trường phù hợp cho cún
- 2 Tạo sự trùng hợp tình cờ ngay từ đầu
- 3 Không phạt khi chó đi bậy trong nhà
- 4 Nắm rõ những hạn chế tự nhiên của bàng quang
- 5 Lưu ý giống chó
- 6 Xác định khu vực đi vệ sinh cho chó khi mới bắt đầu nuôi
- 7 Hình thành thói quen cho chó
- 8 Tạo lịch trình ăn uống
- 9 Lên kế hoạch đi vệ sinh
- 10 Huấn luyện dạy chó đi vệ sinh ngay sau khi bắt đầu nhận nuôi
- 11 Lưu ý dấu hiệu
- 12 Liên kết mệnh lệnh với hành động đi vệ sinh
- 13 Sử dụng câu mệnh lệnh một cách nhất quán
- 14 Khen ngợi chú cún khi đi vệ sinh xong
- 15 Không nên la mắng, trừng phạt chó
- 16 Hãy đề nghị mọi người tham gia
- 17 Cất bát nước của chú cún sớm vào buổi tối
- 18 Lau sạch vết bẩn thật gọn gàng và kỹ lưỡng
- 19 Kết hợp thời gian tự do
- 20 Nuôi nhốt thú cưng trong thời gian đầu
- 21 Khi chúng quay về tình trạng ban đầu
- 22 Nhờ người chăm sóc thú cưng
Tạo môi trường phù hợp cho cún
Khi sinh ra, cún con sẽ không biết nhận thức được hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai. Chính vì thế bạn mới cần phải huấn luyện cho chúng hiểu được từ những điều nhỏ nhặt nhất. Nếu bạn biết cách dạy thì chúng sẽ tiếp thu được rất nhanh.
Tạo sự trùng hợp tình cờ ngay từ đầu
Đây là hành động đầu tiên mà bạn cần làm và có lẽ cũng là hành động hữu ích nhất khi dạy chó đi vệ sinh. Bạn cần đưa cún đi ra ngoài thường xuyên và tất nhiên rằng sẽ có lúc chúng đi vệ sinh trong khi bạn đưa chúng ra ngoài một cách rất tình cờ, tự nhiên. Chúng sẽ dần dần hình thành và hiểu được điều mà bạn đang muốn hướng đến. Việc này cần phải lặp lại nhiều lần.
Tuy nhiên, nếu như bạn bắt gặp chúng đi bậy ở trong nhà thì cần phải ra lệnh ngăn chặn ngay hành động của chúng bằng cách đưa ra mệnh lệnh, ví dụ như “Ra ngoài”. Còn nếu cún đã đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên khen thường cho chúng cảm nhận được điều đó là đúng.
Không phạt khi chó đi bậy trong nhà
Hành động trừng phạt của bạn khi chó đi bậy trong nhà chỉ trở nên vô nghĩa và phản tác dụng hơn mà thôi. Bạn la mắng hay đánh đập thì chỉ làm cho chúng sợ hãi hơn. Bởi lúc này, chúng sẽ không biết được lý do tại sao bạn lại phạt chúng. Xong lần sau, chúng sẽ không đi vệ sinh đúng chỗ hay ở những nơi bạn nhìn thấy mà chúng tìm những góc khuất để đi.
Chính vì thế, bạn cần phải có một phương pháp huấn luyện tích cực thay vì la mắng hay đánh đập chúng.
Nắm rõ những hạn chế tự nhiên của bàng quang
Tùy vào độ tuổi của chó thì chúng sẽ có nhận thức khác nhau. Đồng thời, khoảng thời gian mà bạn có thể dạy chó đi vệ sinh được đúng chỗ cũng khác nhau. Dạy cho chúng cách kiểm soát bàng quang. Ví dụ như chó ở độ tuổi từ khoảng 16 tuần, giữa các lần đi vệ sinh của chúng kéo dài khoảng 4 tiếng. Nên bạn cần phải căn thời gian dẫn chúng ra đi vệ sinh đúng chỗ.
Lưu ý giống chó
Tùy thuộc vào giống chó to hay nhỏ sẽ có cách huấn luyện khác nhau. Việc huấn luyện sẽ dễ dàng hơn đối với những chú chó to bởi hệ tiêu hóa của chúng to hơn. Trong 1 ngày, những chú chó to chỉ đi vệ sinh 1-2 lần mà thôi. Còn chú chó nhỏ sẽ đi tới 3-4 lần thậm chí là 5-6 lần. Mà những chú chó nhỏ lại dễ dàng đi bậy ở những góc nhỏ, góc khuất trong nhà khiến bạn khó phát hiện được. Lâu dần sẽ hình thành thói quen xấu cho chúng.
Xác định khu vực đi vệ sinh cho chó khi mới bắt đầu nuôi
Đây cũng là một trong những việc rất quan trọng khi bạn dạy chó đi vệ sinh đấy. Trước khi dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn cần phải xác định khu vực cố định cho chúng có thể đi vệ sinh được. Như vậy dần dần chúng mới có thể hình thành được thói quen đi vệ sinh đúng nơi, đúng chỗ.
Hình thành thói quen cho chó
Sau khi đã tạo dựng được một môi trường phù hợp cho chú chó của mình thì bước tiếp theo khi huấn luyện dạy chó đi vệ sinh đó chính là hình thành thói quen cho chó. Từ thời gian ăn uống, thời gian đi vệ sinh cố định trong 1 ngày.
Tạo lịch trình ăn uống
Hãy tạo thói quen cho chó ăn đúng giờ, đúng bữa. Có một lịch trình cụ thể sẽ giúp cho việc huấn luyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đấy. Thay vi cho chó ăn tự do, thoải mái bất cứ lúc nào chúng muốn thì e rằng việc dạy chó đi vệ sinh của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Ngoài ra, sau khi cho chó ăn 15-20 phút nếu có thời gian hãy dẫn chúng đi ra chỗ đi vệ sinh để hình thành dần thói quen cho chúng nha.
Lên kế hoạch đi vệ sinh
Bạn cần phải tạo được tính nhất quán, lên kế hoạch đi vệ sinh vào lúc nào, vào thời gian nào thì chó sẽ tiếp thu được rất nhanh. Ví dụ như là sau mỗi lần thức dậy và buổi sáng, sau mỗi bữa ăn, sau mỗi lần chơi đùa, sau mỗi lần ngủ trưa, trước khi đi ngủ.
Huấn luyện dạy chó đi vệ sinh ngay sau khi bắt đầu nhận nuôi
Sau khi bạn nhận nuôi chú chó ở nhà mình, đầu tiên hãy cho chó làm quen dần với môi trường mới và cho chúng uống nước. Ngay sau đó, hãy đưa chúng ra địa điểm có thể đi vệ sinh để chúng làm quen dần.
Lưu ý dấu hiệu
Bạn nên quan sát hành vi như sủa, cào cửa, ngồi xổm, bồn chồn là thú cưng của bạn đang có dấu hiệu buồn tiểu. Ngoài ra bạn nên dạy chúng khi cần giải tỏa nỗi buồn là phải đi ra ngoài trước khi dạy chúng khi nào cần phải đi. Hãy quan sát hành vi nhỏ để có thể dạy chúng hiểu từ đó sẽ dần hình thành thói quen cho chó.
Liên kết mệnh lệnh với hành động đi vệ sinh
Ngoài việc đưa chú chó của mình đến khu vực đã xác định, bạn cũng nên đưa ra các mệnh lệnh để chú chó có thể hiểu và liên kết với hành động đi vệ sinh. Cụ thể như:” Đi nhanh lên”,” Đi vệ sinh nào”,… hoặc các lệnh mệnh bất kỳ khác. Để chú chó có thể hiểu đến giờ đi vệ sinh là sẽ đến khu vực đã được chỉ định sẵn.
Sử dụng câu mệnh lệnh một cách nhất quán
Bạn hãy sử dụng một câu mệnh lệnh xuyên suốt trong quá trình dạy chó đi vệ sinh hay đưa ra ngoài dạo chơi. Điều này sẽ khiến chúng nhớ những mệnh lệnh liên kết với hành động một cách chính xác. Khi bạn đưa ra quá nhiều mệnh lệnh trong huấn luyện khiến thú cưng của bạn bị nhầm lẫn và sẽ không nhớ mệnh lệnh mà bạn dạy.
Khen ngợi chú cún khi đi vệ sinh xong
Những chú chó thường rất thích được khen và thưởng khi chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên bạn hãy khen chúng vào thời điểm thích hợp. Hãy để chú chó của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi mới khen ngợi. Từ đó chúng hiểu rằng khi đi vệ sinh hoặc hoàn thành tốt thì mới được khen thưởng. Bạn cũng nên duy trì thói quen này sau khi chúng đã giải quyết nỗi buồn xong.
Không nên la mắng, trừng phạt chó
Khi dắt chó ra ngoài đi vệ sinh tại thời điểm và khu vực đã được xác định, nếu chú cún của bạn đi vệ sinh trong vòng 2-4 phút thì hãy khen ngợi và đùa giỡn với chúng. Ngược lại nếu chó không đi thì bạn đừng nên la mắng hay đánh đập chúng.
Bạn nên nhốt chung vào lồng và đóng cửa lại. Trong vòng 15 phút bạn có thể dắt chúng ra ngoài một lần nữa và ra hãy điều kiện. Nếu chúng đi chúng sẽ được vui chơi trong không gian rộng lớn còn không sẽ bị nhốt lại vào lồng.
Hãy đề nghị mọi người tham gia
Nếu bạn sống một mình thì quá trinh huấn luyện dạy chó đi vệ sinh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Còn nếu bạn sống với nhiều người thì hãy thống nhất quá trình huấn luyện để có thể áp dụng một cách đúng nhất. Khi mọi người không hợp tác thì có lẽ chú chó của bạn sẽ khó mà tuân thủ các quy tắc mà bạn đang áp dụng.
Cất bát nước của chú cún sớm vào buổi tối
Vào buổi tối trước khi đi ngủ bạn nên cất bát nước của chú chó đi. Để đảm bảo rằng lần vệ sinh cuối cùng của chú cún sẽ giúp chúng trụ vững được suốt buổi đêm. Theo như tôi biết thì chó con có thể ngủ khoảng 7-8 tiếng mà không cần đi vệ sinh. Vì thế nếu bạn dọn bát trước khi đi ngủ thì chú chó sẽ không uống nước và sẽ không buồn đi vệ sinh.
Nếu chú cún muốn đi vệ sinh trong đêm thi bạn nên rút ngắn và tránh chơi đùa nhiều. Nếu bạn bật nhiều đèn và chơi đùa nhiều sẽ khiến chúng lầm tưởng chúng đánh thức bạn dậy để chơi đùa chứ không phải đi vệ sinh.
Lau sạch vết bẩn thật gọn gàng và kỹ lưỡng
Bạn nên lau sạch những vết bẩn mà chúng vừa đi vệ sinh xong. Đối với thảm bạn nên sử dụng chất tẩy rửa riêng. Đây là bước quan trọng nhất vì chó có khứu giác rất nhạy. Nếu chó con của bạn ngửi được mùi chúng sẽ tiếp tục đi bừa và sẽ khiến nước tiểu dây ra nhà. Đây là lý do vì sao nhiều người thường xích chó sau khi đi vệ sinh xong.
Kết hợp thời gian tự do
Sau khi hình thành thói quan cho chó bạn cũng nên kết hợp với thời gian tự do để chú cho của mình có không gian và không bị quá bí bách.
Nuôi nhốt thú cưng trong thời gian đầu
Bạn nên huấn luyện chú chó của bạn tránh đi bậy bằng cách sử dụng lồng hay dây xích để dễ dàng kiểm soát khu vực mà chú chó muốn tiếp cận. Bạn nên lựa chọn lồng phù hợp khi chú chó đã quen với việc đi tiểu bạn có thể cho không gian lớn hơn và tự do.
Khi chúng quay về tình trạng ban đầu
Khi bạn dạy chó đi vệ sinh thành thạo thì việc chúng quay trở lại tình trạng đi bậy bừa vẫn không tránh khỏi.Chúng có thể xảy ra khi chúng trưởng thanh hay thay đổi thói quen, sinh hoạt, … để thói quen trở lại bạn phải kiên trì huấn luyện chúng thì thói quen sẽ dần được hình thành.
Nhờ người chăm sóc thú cưng
Nếu bạn đi xa hãy chắc chắn rằng đã có người ở nhà chăm nom và giám sát chúng khi chúng buồn đi vệ sinh. Bạn hãy nêu rõ lịch trình ăn, ngủ, nghỉ và các thực phẩm của chó để người chăm có thể dễ dàng nắm bắt.
Tóm lại trên đây là những cách dạy chó đi vệ sinh hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo Vinpet.com.vn để có thể giải đáp thắc mắc cũng như là mua một số món đồ cho thú cưng của bạn nha.
Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi chó khỏe mạnh cho người mới bắt đầu