Tổng hợp thông tin tiêm phòng dại cho chó dành cho hội con sen

Tiêm phòng dại cho chó nên thực hiện khi chó được 3 tháng tuổi để bảo vệ chúng trước nguy cơ mắc bệnh

Tổng hợp thông tin tiêm phòng dại cho chó dành cho hội con sen

Khi nuôi bất cứ loài vật nào chúng ta đều phải chú trọng đến việc tiêm phòng dại cho chúng. Dù là chó hay mèo hay bất cứ con vật nào và nuôi vì mục đích gì cũng cần phải chăm sóc sức khỏe cho chúng thật tốt. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về việc tiêm phòng dại cho chó để các bé luôn khỏe mạnh và an toàn.

Thời gian bắt đầu tiêm phòng dại cho chó là khi nào?

Ngày nay, trên thị trường cung cấp nhiều loại vắc xin cho chó như vắc xin 7 bệnh, vắc xin 5 bệnh, vắc xin dại… Theo lời khuyên của các bác sĩ thú y thì thời gian bắt đầu tiêm phòng  cho chó là thời điểm chó được 8 tuần tuổi. Đối với tiêm phòng dại cho chó cần được thực hiện vào lúc chó được 3 tháng tuổi.

Nếu thú cưng bạn mang về nhà chưa được tiêm phòng đầy đủ như quy định thì không nên cho chúng ra khỏi nhà và cách ly khỏi các con vật khác. Việc làm này có mục đích hạn chế tối đa khả năng lây bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi trong nhà.

Tiêm phòng dại cho chó nên thực hiện khi chó được 3 tháng tuổi để bảo vệ chúng trước nguy cơ mắc bệnh
Tiêm phòng dại cho chó nên thực hiện khi chó được 3 tháng tuổi để bảo vệ chúng trước nguy cơ mắc bệnh

Nhiều người có quan niệm rằng tiêm phòng dại cho chó nên thực hiện càng sớm càng tốt và một số trang trại chuyên phối giống chó cũng tiêm ngừa sớm để đạt được lợi nhuận khi bán. Thế nhưng, việc chích ngừa chó dại quá sớm sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

Việc chích ngừa dại cho thú cưng quá sớm sẽ dẫn đến việc miễn dịch bẩm sinh bị hủy hoại. Ngay cả cơ thể của thú cưng cũng chưa có đủ miễn dịch để phòng chống bệnh chính vì vậy rất dễ mắc nhiều bệnh. Bên cạnh đó, việc tiêm ngừa quá sớm còn làm gia tăng khả năng phản ứng với thuốc dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc tiêm phòng quá sớm không tạo ra hiệu quả tốt nhất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các con vật.

Ngoài ra, một điều cần lưu ý nữa đó chính là không được tiêm ngừa bệnh dại cho chó đang mang thai bởi đa phần vắc xin ngừa dại cho chó đều được điều chế từ các vi rút còn sống có khả năng ảnh hưởng xấu đến chó con trong bụng. Cần lên kế hoạch tiêm phòng dại cho chó ít nhất khoảng 2 – 4 tuần trước khi mang thai. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y trước khi tiêm ngừa.

Nếu bạn vừa mua chó về thì không nên tiêm ngừa ngay mà hãy chờ tầm 5 – 7 ngày để xác định rằng chó cưng không mắc bất cứ căn bệnh nào. Như đã thông tin phía trên, vắc xin được tạo thành từ vi rút đã suy yếu. Vì vậy, nếu chó cưng đã ủ bệnh sẵn và bạn mang chúng đi tiêm phòng sẽ làm cho bệnh tình thêm nghiêm trọng.

Cần tiêm bao nhiêu mũi vắc xin cho chó ?

Nếu như chỉ tiêm phòng 1 mũi duy nhất cho chó sẽ không đảm bảo hệ miễn dịch đủ sức làm nhiệm vụ của mình. Thông thường, các bé chó đều được hẹn lịch tiêm phòng vắc xin nhắc lại để kích thích hệ miễn dịch. Đối với mũi tiêm phòng bệnh cho chó có tổng cộng 3 mũi với thời gian cách nhau giữa các mũi tiêm là 3 – 4 tuần.

Không tiêm đầy đủ các mũi vắc xin vẫn khiến cho vật nuôi mắc bệnh dại như thường
Không tiêm đầy đủ các mũi vắc xin vẫn khiến cho vật nuôi mắc bệnh dại như thường

Khi tiêm vắc xin phòng dại cần tiêm mũi đầu tiên khi chó được 12 tuần tuổi và tiêm nhắc lại 1 năm/lần. Nếu không tiêm ngừa đầy đủ thì chó cưng vẫn có khả năng mắc bệnh dại nhất là trong một năm đầu. Các loại vắc xin ngừa dại cho chó cần thiết tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần để đảm bảo hệ miễn dịch của các bé luôn khỏe mạnh.

Phản ứng của chó sau khi tiêm ngừa

Việc tiêm phòng tương tự với việc đưa 1 vật thể lạ vào trong cơ thể. Đối với một vài con vật, cơ thể của chúng có nguy cơ sinh ra phản ứng nguy hiểm của hệ miễn dịch, nhất là lần đầu tiên cơ thể đón nhận 1 vật thể lạ.

Đa số các bé cưng sẽ có biểu hiện sưng mặt, khó thở và thở dốc. Một số bé còn có triệu chứng xuất huyết trên cơ thể hoặc đi vệ sinh có máu. Những biểu hiện này có thể xuất hiện trong khoảng 1 ngày sau khi tiêm phòng.

Cần theo dõi và quan sát các bé cưng sau khi tiêm phòng để xử lý kịp thời những tình huống xấu
Cần theo dõi và quan sát các bé cưng sau khi tiêm phòng để xử lý kịp thời những tình huống xấu

Hiện tượng phản ứng với vắc xin có thể xử lý được nếu phát hiện sớm. Khi nghi ngờ các bé cưng có biểu hiện phản ứng với vắc xin cần đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Ngoài ra, trong buổi tiêm đầu tiên cần để các bé ở lại bệnh viện chờ khoảng 30 phút để quan sát và theo dõi tình trạng của chúng sau khi tiêm. Nếu như không phát hiện dấu hiệu bất thường có thể đưa chúng về và theo dõi tại nhà trong vòng 24h tiếp theo.

Một điều cần lưu ý nữa đó chính là không được tắm cho chúng sau khi chích ngừa trong khoảng 7 ngày. Vắc xin có chứa thành phần vi rút đã chết hoặc đã làm suy yếu. Vắc xin khi tiêm vào cơ thể không thể gây bệnh cho thú cưng do vi rút đã bị làm suy giảm khả năng gây bệnh nhưng vẫn có khả năng tác động đến hệ miễn dịch của thú cưng.

Một số thú cưng có thể mắc bệnh sau khi tiêm phòng vì phản ứng từ chính cơ thể chẳng hạn như ủ rũ, ăn ít hơn, sốt nhẹ… Vì thế không nên tắm và thực hiện các hoạt động làm cho vật nuôi bị ốm trong khoảng 7 ngày sau khi chích ngừa vắc xin.

Sau khi tiêm phòng chó vẫn có nguy cơ mắc dại do đâu?

Có nhiều trường hợp các bé chó sau khi tiêm ngừa vẫn mắc bệnh dại, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Do chính cơ thể của chó: vaccine chỉ có thể phòng bệnh ở 1 mức độ nhất định. Khi thú cưng mắc bệnh và bị suy giảm sức đề kháng thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh dại.
  • Do mầm bệnh: chúng là các sinh vật sống có thể tự tiến hóa thành nhiều chủng khác. Nếu thú cưng của chúng ta mắc phải chủng bệnh mới mạnh hơn chủng trước hay bị truyền nhiễm số lượng nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Sau khi tiêm phòng chó vẫn có khả năng mắc bệnh dại vì nhiều nguyên nhân
Sau khi tiêm phòng chó vẫn có khả năng mắc bệnh dại vì nhiều nguyên nhân
  • Do vắc xin dại: nguyên nhân vì tiêm phòng dại cho chó quá sớm, quy trình điều chế vắc xin gặp sai sót, cách bảo quản không đúng, vắc xin hết hạn hoặc thiếu sót khi tiêm vắc xin…

Chó mắc bệnh dại sống được bao lâu?

Vi rút gây bệnh là các vi rút trong họ Rhabdovirus có cấu tạo ARN và bao ngoài. Vi rút có khả năng tồn tại trong cơ thể khoảng 2 – 8 tuần rồi mới xuất hiện triệu chứng bệnh. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao ở các con vật được tiêm phòng. Chúng đi lang thang bên ngoài và tiếp xúc với các con vật bị nhiễm bệnh. Vi rút bệnh dại sẽ truyền từ cơ thể chó dại sang chó khỏe thông qua nước bọt ở vết cắn.

Vi rút dại sẽ tác động đến hệ thần kinh làm rối loạn thần kinh trung ương gây ra tình trạng viêm não, liệt não… khiến các thú cưng trở nên điên loạn và tử vong. Bệnh dại ở vật nuôi thể hiện dưới 2 thể bệnh gồm có thể điên cuồng và dại câm.

Vi rút dại sẽ tác động đến hệ thần kinh làm rối loạn thần kinh trung ương gây ra tình trạng viêm não, liệt não… khiến các thú cưng trở nên điên loạn và tử vong
Vi rút dại sẽ tác động đến hệ thần kinh làm rối loạn thần kinh trung ương gây ra tình trạng viêm não, liệt não… khiến các thú cưng trở nên điên loạn và tử vong

Vi rút bệnh dại thâm nhập và phát triển tại các mô cơ. Tại đây, chúng sẽ hoạt động trong vài ngày hoặc vài tháng. Trong khoảng thời gian này, thú cưng vẫn khỏe mạnh và không xuất hiện triệu chứng.

Trong khoảng từ 1 – 3 tháng, vi rút sẽ tác động đến các dây thần kinh, tấn công vào tủy sống và não của các con vật. Trong khoảng 120 – 180 ngày, vi rút sẽ lây lan đến dây thần kinh ngoại vi và sau cùng là hệ thần kinh trung ương.

Đến đây, bệnh sẽ phát triển rất nhanh và các triệu chứng cũng xuất hiện rõ ràng hơn. Vi rút có trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu… của các con vật và chúng sẽ chết trong khoảng 4 – 5 ngày.

Một số vấn đề cần lưu ý khi nuôi chó

  • Hạn chế tối đa việc thả rông chó ra đường, chỉ nên cho chúng chơi trong nhà và vườn nhà. Khi đưa chúng ra ngoài chơi phải quan sát và theo dõi, không để chúng đi lang thang bên ngoài.

 

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng sạch sẽ.
  • Khi phát hiện chó cưng có dấu hiệu bất thường như chán ăn, ăn ít, sốt cao… phải đưa đến cơ sở thú y ngay lập tức.
  • Khử trùng nơi nghi ngờ có thú nuôi bị bệnh dại. Chó chết vì bệnh dại hoặc có nghi ngờ mắc bệnh dại phải chôn cất thật kỹ hoặc đốt xác.
  • Bệnh dại là một trong các bệnh có mức độ nguy hiểm rất cao và diễn tiến nhanh chóng khiến thú nuôi tử vong và nguy hiểm cho con người.

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với thú cưng?

Tuy rằng, ngày nay tỉ lệ con người mắc bệnh dại có dấu hiệu suy giảm thế nhưng ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không cẩn thận. Để bảo vệ sức khỏe trước bệnh dại, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi tiếp xúc với thú cưng:

  • Tránh tiếp xúc và xử lý xác của chó hoang. Cách tốt nhất hãy liên hệ với những người làm công tác kiểm soát động vật để họ hỗ trợ bạn.
  • Tiêm phòng cho chó đúng lịch hẹn.
  • Nếu bị chó dại cắn phải đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất ngay tức khắc để xử lý kịp thời.
  • Nếu chó của bạn bị động vật dại cắn cần đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức để được thăm khám và điều trị cũng như cách ly khỏi các thành viên trong gia đình đến khi nào chúng được xác định là an toàn.
  • Nếu bị chó cắn hãy đưa chúng đến các bác sĩ thú y để kiểm tra xem chúng có bị bệnh dại không.

Cần chủ động trong việc phòng tránh bệnh cho cả người và vật nuôi. Hãy tiêm phòng dại cho chó đầy đủ, đúng lịch hẹn để bảo vệ thú cưng luôn khỏe mạnh và an toàn.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân chó bị rụng lông và cách điều trị hiệu quả nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *