Tổng hợp kinh nghiệm nuôi mèo đầy đủ, dễ hiểu

Kinh nghiệm nuôi mèo giai đoạn trên 6 tháng tuổi

Tổng hợp kinh nghiệm nuôi mèo đầy đủ, dễ hiểu

Bạn là người mới tập nuôi mèo? Bạn có nhiều thắc mắc không biết hỏi ai? Đừng lo khi đã có Vin Pet giúp bạn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp và đúc kết những kiến thức, kinh nghiệm quý giá từ hội nuôi mèo lâu năm. Với những kinh nghiệm nuôi mèo này, chúng tôi tin chắc dù là lần đầu tiên bạn vẫn có thể chăm sóc mèo thật tốt.

Kinh nghiệm nuôi mèo theo từng giai đoạn

Chế độ ăn uống là vấn đề rất quan trọng đối với các bé mèo. Nếu bạn là người mới tập nuôi ắt sẽ đau đầu bởi mèo là loài khá kén ăn và chúng sẽ bỏ bữa nếu như món ăn không vừa miệng. Thay vì ép buộc mèo ăn bạn hãy chịu khó để ý thói quen, sở thích của chúng để chọn lựa được món ăn hợp khẩu vị. Tùy theo độ tuổi mà mèo sẽ thay đổi sở thích ăn uống của mình.

Mèo dưới 6 tuần tuổi

Mèo con mới sinh < 6 tuần tuổi sẽ còn yếu ớt chưa thể ăn thức ăn cũng như hệ tiêu hóa còn yếu. Đối với những chú mèo này, bạn cần chăm sóc theo hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị thùng carton hoặc nệm ấm cho mèo. Những chú mèo mới sinh cần được ủ ấm liên tục cả ngày để không bị lạnh và hạn chế mắc bệnh.
  • Đối với những chú mèo con bị tách mẹ bạn có thể cho chúng uống sữa bằng bình bú. Bạn nên dùng loại sữa non riêng dành cho mèo để thay thế cho sữa mẹ.
Đối với mèo dưới 6 tuần tuổi bạn có thể cho chúng bú bình thay thế cho sữa mẹ
Đối với mèo dưới 6 tuần tuổi bạn có thể cho chúng bú bình thay thế cho sữa mẹ
  • Mỗi ngày nên cho mèo bú khoảng 3 – 4 cữ sữa, mỗi cữ cách nhau 2 giờ.
  • Khi mèo con mở mắt, bạn hãy cho mèo uống sữa tiệt trùng có canxi dành riêng cho mèo.
  • Sau khi mèo bú sữa xong hãy vệ sinh bình sạch sẽ với nước ấm và để nơi khô ráo chuẩn bị cho lần bú tiếp theo.
  • Giai đoạn này cơ thể mèo còn yếu nên dễ nhiễm bệnh. Vì thế bạn không nên tắm mèo bằng nước lạnh mà chỉ nên dùng một chiếc khăn mềm thấm nước ấm sau đó lau người cho mèo.
  • Cần hạn chế cho mèo con tiếp xúc với người lạ bởi chúng có thể hoảng sợ. Nếu có mèo mẹ, bạn hãy bố trí nơi ở của chúng tại khu vực kín đáo, ít người qua lại.

Mèo con từ 6 – 10 tuần tuổi

Giai đoạn này, mèo đã bắt đầu tập bước đi. Sau đó, chúng có thể chạy nhảy, nghịch ngợm liên tục. Kinh nghiệm nuôi mèo trong giai đoạn 6 – 10 tuần tuổi như sau:

  • Mèo con cần được tập cai sữa, đến giai đoạn này bạn chỉ cần cho mèo uống 2 cữ sữa mỗi ngày. Lúc này, mèo con cũng cần được bổ sung canxi để hệ miễn dịch khỏe mạnh và cơ xương phát triển.
  • Giai đoạn này, mèo đã biết đói và phát ra tiếng kêu. Bạn có thể tập cho mèo ăn dặm với các loại đồ ăn khô. Bạn hãy trộn cơm hoặc hạt cho mèo với thịt gà, pate, cá…
  • Nếu cho mèo ăn cá hay thịt gà bạn cần phải lóc xương thật kỹ và nghiền thịt cho nhuyễn. Làm như thế để mèo không bị hóc xương hay nôn ói do không thể tiêu hóa.
Nên lóc xương và xay nhuyễn thức ăn để mèo không bị hóc và tránh nôn ói do khó tiêu hóa thức ăn
Nên lóc xương và xay nhuyễn thức ăn để mèo không bị hóc và tránh nôn ói do khó tiêu hóa thức ăn
  • Mèo cưng có thể chạy nhảy, nghịch ngợm vì thế cơ thể sẽ dễ bám bụi bẩn. Bạn hãy tắm rửa, vệ sinh thường xuyên cho mèo bằng nước ấm.
  • Để bảo vệ mèo trước ve hoặc các tác nhân gây bệnh, bạn hãy dùng sữa tắm dành riêng cho mèo. Tốt nhất nên chọn loại sữa tắm có mùi thơm dịu nhẹ và ít gây cay mắt cho mèo.

Mèo con từ 3 – 6 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, cơ thể mèo đã có sự phát triển đáng kể. Độ tuổi từ 3 – 6 tháng, mèo rất tinh nghịch, hiếu động và bắt đầu đuổi bắt những thứ xung quanh. Kinh nghiệm nuôi mèo ở giai đoạn này chính là:

  • Tập cho mèo dứt sữa hoàn toàn và thay bằng các món ăn khô có đủ dưỡng chất.
  • Bữa ăn của mèo cần cung cấp đủ hàm lượng canxi cần thiết.
  • Một số món ăn mà mèo có thể dùng như pate từ thịt/cá, hạt, rau củ…
  • Luôn cho mèo uống thật nhiều nước sạch sau khi ăn.
  • Khay đựng thức ăn luôn phải sạch sẽ, không để nơi ẩm thấp có nhiều ruồi, kiến…
  • Đưa mèo đi bác sĩ thú y để được tiêm phòng đúng lịch, tẩy giun và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Mèo trên 6 tháng tuổi

Giai đoạn này mèo đã ở độ tuổi trưởng thành với biểu hiện cơ thể cứng cáp, phát triển lớn hơn giai đoạn trước. Việc chăm sóc mèo trưởng thành sẽ khó khăn hơn so với mèo con. Cụ thể, mèo trong giai đoạn này có biểu hiện khó chiều, khó gần và khá chảnh. Tuy nhiên, bạn cũng không phải hoang mang bởi đã có những kinh nghiệm nuôi mèo 6 tháng tuổi sau đây:

  • Dành nhiều thời gian để quan tâm và chơi với mèo mỗi ngày. Nếu bạn lơ là sẽ bị chúng xa lánh, thậm chí là lườm nguýt bạn không cho lại gần. Có thể chúng sẽ giả điếc và không quan tâm đến bạn. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cho chúng ăn thật nhiều đồ ăn ngon và mua đồ chơi cho mèo.
Kinh nghiệm nuôi mèo giai đoạn trên 6 tháng tuổi
Kinh nghiệm nuôi mèo giai đoạn trên 6 tháng tuổi
  • Thường xuyên đưa chúng đi khám để kiểm tra sức khỏe đường ruột, cân nặng, tẩy giun cho chúng…
  • Nếu bạn nuôi mèo từ lúc mới sinh đến giai đoạn này và đem cho người khác hay đổi chủ sẽ làm cho mèo bị sốc, ảnh hưởng đến tâm lý của chúng.
  • Mèo trưởng thành cũng có khả năng dễ mắc bệnh nếu ăn đồ ăn lạ hay ít được quan tâm chăm sóc. Thậm chí có những chú mèo bỏ ăn uống nếu chủ đi vắng quá 2 ngày.

Bên cạnh những kinh nghiệm nuôi mèo theo độ tuổi trên đây, bạn cũng cần quan sát và theo dõi những dấu hiệu bất thường ở mèo. Hãy đưa chúng đi khám ngay khi có biểu hiện lạ để được thăm khám và chữa trị sớm.

Check our bestsellers!

Rèn luyện một số thói quen tốt cho mèo

Không chỉ có những vấn đề cần lưu ý theo độ tuổi như trên mà bạn cũng cần phải tập cho mèo một số thói quen tốt. Việc tập luyện các thói quen này sẽ giúp bạn “dễ thở” hơn trong việc nuôi mèo.

Đi vệ sinh đúng nơi

Mèo là loài có thói quen đi vệ sinh lung tung và chúng có thể đi ở bất kỳ nơi nào. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thay đổi thói quen đi vệ sinh của chúng với các bước như sau:

  • Trước hết, bạn cần chuẩn bị khay đi vệ sinh với cát và dụng cụ hốt cho mèo. Sau đó, bạn hãy đặt khay tại không gian nhỏ, nơi mà mèo cảm thấy an toàn và thích thú.
  • Khu vực cho mèo đi vệ sinh cũng cần phải sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh. Điều này sẽ giúp mèo cảm thấy an toàn và thoải mái khi đi vệ sinh.
  • Tùy theo kích cỡ mèo mà bạn chọn khay đựng, chậu hoặc thùng carton cho phù hợp.
Bạn hãy chuẩn bị khay đi vệ sinh, cát và dụng cụ hốt để rèn luyện cho mèo thói quen đi vệ sinh đúng chỗ
Bạn hãy chuẩn bị khay đi vệ sinh, cát và dụng cụ hốt để rèn luyện cho mèo thói quen đi vệ sinh đúng chỗ
  • Cần hốt bỏ hoàn toàn phần cát chứa nước tiểu và phân mèo trong khay để tạo cảm giác sạch sẽ. Từ đó mới kích thích mèo đi vệ sinh đúng chỗ.
  • Mỗi lần mèo đi vệ sinh không đúng chỗ bạn có thể phạt chúng bằng cách đánh nhẹ vào mông và giảm bớt khẩu phần ăn. Đừng quên nhắc nhở và dạy cho chúng đâu là nơi thích hợp để đi vệ sinh.

Rèn luyện thói quen này sẽ giúp bạn đỡ vất vả, mệt mỏi trong việc dọn vệ sinh và giảm bớt mùi hôi trong nhà.

Xem ngay: Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ thành công trong vòng 2 tuần

Vệ sinh răng miệng

Có thể nhiều người chưa biết rằng mèo có khả năng bị sâu răng, rụng răng, răng bị mẻ và hôi miệng. Vì thế hãy rèn cho mèo thói quen vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa tình trạng trên.

  • Bạn hãy tìm mua kem và bàn chải đánh răng tại hệ thống cửa hàng Vin Pet. Bạn nên chọn cho mèo một chiếc bàn chải xinh xắn và kem đánh răng có hương vị thơm tho, dễ chịu.
  • Hãy cho mèo quen dần với việc đánh răng, trước hết mỗi tuần đánh một lần. Khi mèo đã quen với việc đánh răng bạn có thể đánh răng cho chúng hằng ngày.
Rèn luyện cho mèo thói quen vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa sâu răng, rụng răng và hôi miệng
Rèn luyện cho mèo thói quen vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa sâu răng, rụng răng và hôi miệng
  • Mỗi lần vệ sinh răng miệng, bạn phải thao tác thật nhẹ nhàng, không được chà sát mạnh tay. Mỗi lần đánh răng chỉ nên thực hiện trong vòng 30 giây.
  • Hãy kiểm tra định kỳ các mảng bám, vết ố, sức khỏe nướu răng của mèo. Khi phát hiện nướu đỏ, sưng tây hay hơi thở có mùi hôi hãy đưa mèo đến thú y ngay.

Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng giúp bảo vệ răng mèo khỏe mạnh, chắc chắn. Ngoài ra, khi nựng mèo bạn cũng sẽ thoải mái hơn khi hơi thở của mèo luôn thơm tho.

Một số điều cần lưu ý cho người nuôi mèo

Ngoài những kinh nghiệm nuôi mèo nói trên, bạn cần chú ý thêm một số điều sau đây để chăm sóc và bảo vệ mèo cưng của mình thật tốt:

  • Mèo con hoặc mèo trưởng thành đều có hệ tiêu hóa yếu và dễ mắc bệnh nếu chế độ ăn uống không phù hợp. Tất cả các giống mèo đều khó tiêu hóa các loại thức ăn như sữa, bánh kẹo, socola…
  • Tai và mũi mèo là 2 bộ phận dễ bị bám bụi bẩn, vi khuẩn nhất mỗi khi chúng chơi đùa ở những nơi bùn lầy, ẩm ướt. Bạn hãy tìm mua nước muối sinh lý để vệ sinh tai và mũi cho mèo để ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm.
Thường xuyên vệ sinh bộ phận tai và mũi cho mèo bằng nước muối sinh lí để phòng tránh một số bệnh nguy hiểm
Thường xuyên vệ sinh bộ phận tai và mũi cho mèo bằng nước muối sinh lí để phòng tránh một số bệnh nguy hiểm
  • Sử dụng tăm bông để lấy ráy tai cho các boss hằng tuần.
  • Khi mèo đến tuổi tìm bạn tình, bạn có thể đưa chúng đi triệt sản để ngăn ngừa mèo bỏ nhà đi và giúp kéo dài tuổi thọ cho chúng.
  • Khi đưa mèo ra ngoài chơi phải theo dõi, quan sát để bảo vệ mèo trước những tình huống nguy hiểm.

Với những kinh nghiệm nuôi mèo trên đây, chúng tôi tin chắc bạn sẽ chăm sóc các bé mèo thật tốt ngay từ lần đầu tiên. Ngoài ra, khi có nhu cầu mua quần áo, thức ăn, phụ kiện hay tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc cho mèo hãy liên hệ ngay với Vin Pet tại đường link https://vinpet.com.vn/ để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu cắt móng cho mèo tại nhà

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *